Người già, huyết áp cao, béo phì, tim mạch… cần chú ý lúc nửa đêm về sáng – thời điểm dễ bị đột quỵ tấn công.
Miền Bắc và miền Trung đang hứng chịu đợt giá rét kỷ lục khi nhiệt độ giảm sâu tới âm 8 độ khiến những bệnh liên quan đến thời tiết bùng phát, đặc biệt là đột quỵ – tai biến mạch máu não. Khí lạnh bất thường vào thời điểm đêm và sáng ở miền Nam cũng là nguyên nhân khiến các ca nhập viện vì biến chứng đột quỵ, tai biến tăng cao.
Thống kê của các bệnh viện cho thấy, trung bình số bệnh nhân nhập viện vì đột quỵ vào mùa lạnh các năm tăng từ 15% đến 30%. Đặc biệt, khi thời tiết lạnh sâu hay rét đậm, rét hại số các ca bệnh càng tăng cao bất thường. Các chuyên gia y tế lo ngại, lượng bệnh nhân sẽ tiếp tục tăng khi dự báo trong những ngày tới, miền Bắc và miền Trung vẫn tiếp tục giá rét, nhiều nơi vẫn rét âm độ. Không chỉ các ca mới, những người tiểu sử bị đột quỵ, tai biến cũng có nguy cơ tái phát cao hơn.
Theo giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Văn Thông, Chủ tịch Hội Phòng chống đột quỵ miền Bắc – Chủ nhiệm Bộ môn Thần kinh Viện nghiên cứu YDLS108, đột quỵ xảy ra khi dòng máu cung cấp lên một phần não bị đột ngột ngưng trệ hoặc khi có một mạch máu trong não bị vỡ. Đột quỵ có thể nhận biết qua các dấu hiệu như tê liệt chân tay, méo miệng, nói đớ, đột ngột nhìn mờ, loạng choạng, đau đầu dữ dội… “Tình trạng đột quỵ chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố, trong đó thời tiết thay đổi, chuyển lạnh cũng bất ngờ làm khởi phát tình trạng này”, giáo sư Thông cho biết.
Đột quỵ dễ xảy ra khi thời tiết thay đổi, đặc biệt trong mùa lạnh
Theo cơ chế sinh học, dưới ảnh hưởng của thời tiết lạnh giá, mạch máu giảm tính đàn hồi, lòng mạch bị thu hẹp khiến lưu lượng máu đến não giảm 1/5 so với bình thường. Mặt khác, các mạch máu dễ co lại làm tăng huyết áp, tăng áp lực trong lòng mạch. Với người đã có biến chứng xơ vữa động mạch hay huyết khối, mạch máu dễ bị tắc, thậm chí có thể vỡ mạch máu dẫn đến xuất huyết não, đột quỵ với nguy cơ tử vong và các biến chứng vô cùng nặng nề.
Trong thời điểm lạnh giá, nhiệt độ thay đổi thất thường, nguy cơ đột quỵ thường tiềm ẩn ở những người cao tuổi do lưu lượng máu qua não ở người già giảm rất thấp, chức năng cơ thể suy yếu nên khó thích nghi với những thay đổi của thời tiết, phó giáo sư tiến sĩ Nguyễn Hoài Nam, Gảng viên Đại học Y dược TP HCM phân tích.
Theo Phó giáo sư Nam, không chỉ người già mà những ai có tiền sử cao huyết áp, rối loạn mỡ máu, béo phì, lạm dụng rượu bia, thuốc lá… cũng rất dễ bị đột quỵ tấn công. Do vậy, cần đặc biệt lưu ý trong thời điểm thời tiết lạnh bất thường như hiện nay.
Kiểm soát nguy cơ đột quỵ mùa lạnh
Để phòng chống cơn đột quỵ, giáo sư Thông khuyến cáo, cần chú ý giữ ấm cơ thể, ngủ trong phòng kín gió; tránh để nhiễm lạnh đột ngột khi ra khỏi chăn ấm, đi ra ngoài; nên lưu ý những thời điểm “đen” khiến cơn đột quỵ dễ xảy ra như rạng sáng, nửa đêm. Bên cạnh đó, người mắc bệnh mãn tính cần kiểm soát các yếu tố nguy cơ như huyết áp, mỡ máu, đường huyết, stress, giữ cân nặng hợp lý, tập thể dục thể thao thường xuyên. Đặc biệt, tránh lạm dụng rượu bia bởi nếu uống nhiều trong thời tiết giá lạnh khiến chất cồn lưu lại trong máu lâu do khả năng bài tiết qua đường mồ hôi giảm khiến huyết áp tăng cao, dễ dẫn tới đột quỵ.
Tinh chất Blueberry có trong OTiV giúp chống gốc tự do, dự phòng đột quỵ
Nghiên cứu gần đây cũng chỉ ra gốc tự do (free radical) sinh ra từ quá trình chuyển hóa của cơ thể hoặc do tác động của môi trường bên ngoài, thuốc lá, rượu bia… là tác nhân quan trọng làm hình thành mảng xơ vữa, cục huyết khối – nguyên nhân chính gây ra đột quỵ não. Gốc tự do tấn công làm tổn thương nội mạc mạch máu, khiến thành mạch không còn trơn tru, kích thích hình thành các mảng xơ vữa và cục huyết khối gây ra hiện tượng thiếu máu não thoáng qua, thậm chí gây tắc mạch, dẫn đến cơn đột quỵ.
Các nhà khoa học Canada và Mỹ đã tìm ra hoạt chất Anthocyanin, Pterostilbene có trong Blueberry (xuất xứ Bắc Mỹ) có khả năng vượt qua hàng rào máu não, trực tiếp trung hòa các gốc tự do khiến chúng mất khả năng gây hại, đồng thời kích hoạt các chất chống gốc tự do tự nhiên của cơ thể, ngăn chặn và làm chậm sự hình thành mảng vữa xơ, huyết khối; nhờ đó khơi thông dòng máu lên não, cải thiện tình trạng thiếu máu não, ngăn ngừa đột quỵ.
Khi phát hiện người có dấu hiệu đột quỵ, tuyệt đối không sơ, cấp cứu bằng cách cạo gió, xức dầu; chích máu đầu ngón chân, tay, hoặc di chuyển bệnh nhân quá mạnh… cần đặt bệnh nhân nằm ngửa nơi thoáng mát và nhanh chóng gọi cấp cứu, đưa người bệnh đến cơ sở y tế để không làm lỡ mất “thời gian vàng” cấp cứu bệnh là 3-4 giờ sau cơn đột quỵ.